Hệ thống truyền động trên xe tay ga

Hiện nay, do sự tiện dụng của tính năng vận hành, các tiện ích cũng như tính thời trang của nó, xe tay ga đang được ưa chuộng và sử dụng ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn.

Chúng ta có thể thấy được một số tính năng và tiện ích của loại xe này như sau:

– Có ngăn (hộc) để đồ rộng rãi, an toàn dưới yên xe.
– Chỗ để chân cho người ngồi lái (sàn xe) thoải mái.
– Dễ điều khiển, vận hành vì không phải thao tác chuyển đổi số như xe số, chỉ sử dụng tay phải vận hành tăng hoặc giảm ga khi muốn thay đổi tốc độ xe. Phanh (thắng) sau thường được điều khiển bằng tay trái. Như vậy, hai chân của người lái xe được giải phóng giúp họ điều khiển xe với tư thế thuận lợi hơn.
– Do bộ truyền tự động thay đổi tỷ số truyền theo tải trọng và tốc độ nên tránh được tình trạng động cơ bị rốc máy, quá tải như xe số (chạy ép ga khi đang ở số cao và tốc độ xe thấp gây ra tiếng gõ máy cộc cộc).
– Không cần phải thường xuyên điều chỉnh bộ truyền như xe truyền động bằng xích tải.

Cấu tạo và hoạt động của hệ thống truyền động trên xe tay ga.

I. Cấu tạo và sơ đồ truyền lực:



II. Nguyên Lý Hoạt Động:

Động cơ đang ở chế độ cầm chừng (garanty)



Lúc này tốc độ động cơ còn thấp, lực kéo và chuyển động của động cơ được truyền từ trục khuỷu qua puli sơ cấp, dây đai V, puli thứ cấp và tới cụm má ma sát (bố ba càng). Tuy nhiên do lực li tâm của cụm ma sát nhỏ chưa thắng được lực lòxò của các má ma sát nên má ma sát không tiếp xúc với vỏ nồi li hợp. Vì vậy , lực kéo và chuyển động không được truyền tới bánh xe sau, xe không chuyển động.

Động cơ đang ở chế độ Khởi động và Thấp



Khi tăng tốc độ động cơ lên khoảng 2700 ~ 3000 v/ph; Lúc này lự li tâm của cụm ma sát đủ lớn và thắng được lực lò xo kéo nên các má ma sát văng ra và tiếp xúc với nồi li hợp. Nhờ lực ma sát giữa các má ma sát và nồi ly hợp, nên lực kéo và chuyển động được truyền qua bộ bánh răng giảm tốc tới bánh xe sau và xe bắt đầu chuyển động. Tại thời điểm này, dây đai V có vị trí nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của Puli thứ cấp. Tỉ số truyền của bộ truyền lúc này là lớn nhất nên lực kéo ở bánh xe sau đủ lớn để xe khởi hành từ trạng thái dừng và tăng tốc lên.

Động cơ đang ở chế độ tốc độ trung bình



Tiếp tục tăng tốc dộ động cơ lên, do lực li tâm lớn làm cac con lăn ở puli sơ cấp văng ra xa hơn ép má puli sơ cấp di động tiến về phía puli sơ cấp cố định và chèn dây đai V ra xa tâm hơn. Vì độ dài dây đai không đổi nên phía puli thứ cấp, dây đai sẽ di chuyển vào gần tâm cho đến khi nó cân bằng với lực ép của lò xo nén lớn ở puli thứ cấp. Như vậy, tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ giảm dần và tốc độ của puli thứ cấp sẽ tăng dần lên làm tăng tốc độ của xe.

Động cơ đang ở chế độ tốc độ cao



Tiếp tục tăng tốc độ động cơ lên cao, dưới tác động của lực li tâm lớn, các con lăm sẽ văng ra xa tâm nhất và ép má puli sơ cấp di động lại gần nhất với má puli sơ cấp cố định.Đường kính tiếp xúc của dây đai V với puli sơ cấp lúc này là lớn nhất và ngược lại, phía puli thứ cấp dây đai V có đường kính nhỏ nhất. Tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ đạt giá trị nhỏ nhất và tốc độ puli thứ cấp sẽ cao nhất. Lúc này xe sẽ có tốc độ cao nhất.

Động cơ đang ở chế độ tải nặng , leo dốc hoặc lên ga đột ngột



Khi xe tải nặng, leo dốc hoặc tăng tốc đột ngột, tải tác động lên bánh xe sau lớn, puli thứ cấp cố định sẽ theo tốc độ (chậm lại) của bánh xe sau. Lúc này nếu người lái xe tiếp tục tăng ga thì momen tác động lên má puli thứ cấp di động sẽ tăng lên và dưới tác động của lò xo nén, puli thứ cấp di động sẽ trượt theo rãnh dẫn hướng (hình trên) di chuyển lại gần phía má puli thứ cấp cố định chèn dây đai V ra xa tâm (đồng thời phía puli sơ cấp, dây đai V sẽ vào gần tâm) làm tăng tỷ số truyền động giúp xe leo dốc dễ dàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *